Mục lục
Toggle– Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hỗ trợ ra hoa ,cần nhất là Bo
Bên cạnh đó bà con phun bổ trợ chế phẩm sinh học AH NO8 để cung cấp dinh dưỡng đồng loạt cho cây.
Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón làm nhiều lần.
– Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả:
Trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc. Nếu phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả. Có thể sử dụng chất ức chế phát đọt như Chlormequat clorua, Cycocel CCC để phun cho cây với liều lượng 100ppm (tương đương 1g/10lit).
Chú ý:
Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây nhưng lúc này không được tưới phun lên hoa đang nở rộ.
– Đợt rụng lần thứ nhất: thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống.
– Đợt rụng trái thứ 2: khi có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
– Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dưới gốc (khoảng 100 – 200g phân N.P.K (20-20-15)/cây) và phun bổ sung dinh dưỡng kịp thời trên lá bằng phân bón lá AH NO8 để nuôi trái và hạn chế rụng, giúp vỏ trái sáng bóng đẹp. Bởi thành phần của AH NO8 chứa đầy đủ cân đối các dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ để cung cấp cho cây thời kì này.
Chú ý:
Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước”
Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng:
Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
– Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20 – 20 – 15) /cây, 15 ngày /lần và tưới đều đặn.
– Phun trên lá: Bà con vẫn nhớ bổ sung đảm bảo 2-3 lần BO phun sương đều tán cây (10-15 ngày /1 lần) để nuôi trái non, hạn chế hiện tượng rụng trái. Khi đường kính trái khoảng 3-4 cm bà con bắt đầu bổ sung phân bón qua lá để nuôi dưỡng trái cộng với thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ. Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu “da lươn”, tức vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì bổ sung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá như sau:
– Bón phân: khoảng 200g NPK 20 – 20 – 15 + 50g KCl/cây, 15 ngày / lần và tưới đều đặn.
(Để tăng độ trái cam chúng ta có thể phun bổ sung thêm Humic rong biên kết hợp các loại vi lượng dạng chelate).
Địa chỉ: Số nhà 128, đường Sơn Đạo, Phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Điện thoại: 0922. 69.36.86
Theo dõi ngay Thanh Hà để đọc nhiều thông tin hay về nông nghiệp.